của hạt, tùy theo công cụđược dùng đểđo lường. Chỉ có lúc đo lường thì cái khả năng đó mới trở thành sự thật. Nhưng điều chúng ta phải đối mặt là những sự vật và sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Vậy thì, vấn đề là: làm sao, đứng trên cái nhìn của vật lí học, ta có thể hòa hợp những ý niệm thường tình của ta đối với những sự vật mà ta tiếp xúc và thấy hằng ngày với thế giới kì dị của cơ học lượng tử? Hai thái cực này có thể
dung hòa được không? Không lẽ ta bắt buộc phải có một cái nhìn “tâm thần phân liệt” (schizophrenic) về thế giới?
Trong hai ngày tu học ở Innsbruck về tri thức luận (epistemology) liên quan đến nền tảng của cơ học lượng tử và tư tưởng Trung Luận của Phật giáo, Anton Zillinger, Arthur Zajonc và tôi đã có một cuộc đối thoại nho nhỏ. Anton cho hay rằng một đồng nghiệp được nhiều người biết đến của ông từng nói rằng phần lớn các nhà vật lí lượng tử như là bị “tâm thần phân liệt” trong nghề nghiệp chuyên môn của mình: Khi họ ở
trong phòng thí nghiệm, họ là những nhà khoa học hiện thực; họ nói về các quang tử và điện tử ở chỗ này, ở chỗ kia… Nhưng, hễ khi có ai bàn tới triết học và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, họ lại nói là không có cái gì thực có hết nếu không có công cụđo lường!
Trong Phật học, cũng có vấn đề tương tự như thế về sự
khác biệt giữa nhận thức thường tình của ta về thế giới và triết thuyết vềtánh không của Ngài Long Thọ. Ngài Long Thọ đưa ra hai khái niệm về sự thật, gọi là tục đế44 (conventional truth),
để chỉ những kinh nghiệm thường tình của ta, và chân đế45
(ultimate truth), để chỉ cái chân tướng tối hậu của vạn vật, ở
tầng không tánh. Đứng trên phương diện tục đế, ta có thể nói
đến thế giới đa nguyên với tự tánh riêng biệt của vạn vật và
44 Tục đế: 俗諦, saṃvṛtisatya, chân lí tương đối, tích môn. 45 Chân đế: 眞諦, paramārthasatya, chân lí tuyệt đối, bản môn. 45 Chân đế: 眞諦, paramārthasatya, chân lí tuyệt đối, bản môn.
quan hệ nhân quả. Đây là địa hạt mà luật nhân quả46, và các luật logic như là luật nhất như (principles of identity), luật tương phản (law of contradiction) và luật bài trung (excluded middle law) tuân thủ theo một trật tự nhất định. Thế giới thực nghiệm này không phải là huyễn ảo, không phải là không thực. Nó thực vì ta cảm nhận được nó: Nếu ta gieo xuống một hạt lúa, nó sẽ nảy mầm, và sau đó thành cây lúa và cho ta hạt lúa. Nếu ta uống thuốc độc, ta sẽ chết, và uống thuốc tốt thì có thể
sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, đứng trên bình diện chân đế, vạn vật không có tự tánh riêng rẽ, biệt lập. Cái bản thể tánh tối hậu của vạn vật là “rỗng không”, vì chúng không có tự tánh, không có một thực thể nội tại.
Tôi có thể hình dung nguyên lí nhị đế47 này trong vật lí học. Chẳng hạn, ta có thể xem mô hình của Newton là một thí dụ điển hình của kinh nghiệm thường tình (tục đế), và thuyết tương đối của Einstein — dựa trên một giả thuyết hoàn toàn khác từ căn bản — cho thấy thêm một mô hình tuyệt vời trên một bình diện khác và bao quát hơn. Mô hình của Einstein mô tả những khía cạnh của thực tại trong đó sự chuyển động tương
đối đóng vai trò chính yếu, nhưng trên thực tế thì nó không ảnh hưởng đến cái nhìn thường tình của ta trong phần lớn trường hợp. Tương tự như vậy, mô hình vật lí lượng tử phơi bày thực tại trên một bình diện khác, một thực tại của các vi hạt có tính cách suy định (inferred), nhất là trên bình diện vi mô. Những bức tranh mà những mô hình này vẽ ra đều rất hay, đều thích hợp với mục tiêu đặt ra, nhưng nếu ta tin tưởng rằng những mô hình này được làm bằng những thực thể có tự tánh, thì ta sẽ chỉ
có thất vọng mà thôi.
46 Những chữ “nhân quả” ở đoạn này không hẳn là khái niệm “nhân quả” (duyên khởi, duyên sinh) trong Phật học, mà chỉ là “natural cause and (duyên khởi, duyên sinh) trong Phật học, mà chỉ là “natural cause and effect”. Nguyên văn: causation.
Đến đây, tôi thấy ta cần suy gẫm về nghị luận của Ngài Nguyệt Xứng48 (Candrakīrti), sống vào thế kỉ thứ VII, liên quan đến sự phân biệt rạch ròi giữa tục đế và chân đế. Ngài Nguyệt Xứng cho rằng, khi tạo nên tri kiến của ta về thực tại, ta phải nhận diện sự vi tế của phạm vi giới hạn và đặc điểm của vấn đề được đặt ra. Chẳng hạn, ông nói, nếu ta phủ nhận ý niệm về cái tôi, về một cái lí lịch riêng rẽ, về luật nhân quả và sự duyên sinh trong thế giới thường ngày [đứng về phương diện tục đế], như một số người theo triết lí tánh không chủ
trương, chỉ vì những khái niệm này không bền vững trên bình diện chân đế, thì nghĩa là ta đã phạm một sai lầm về mặt phương pháp luận.
Đứng trên bình diện tục đế, ta thấy nhân và quả khắp mọi nơi. Khi ta muốn điều tra xem ai là người có lỗi trong một vụ
tai nạn, chẳng hạn, ta sẽ không hơi đâu đi tìm hiểu sự thâm sâu vi diệu về bản chất tối hậu của thực tại, vì hàng chuỗi sự kiện xảy ra dồn dập khiến ta không cách nào lần ra được nguyên nhân. Khi ta ghi nhận tính chất của nhân và quả trong thế giới thường tình, ta không thể dùng những sự phân tích trừu tượng, siêu hình để đi tìm cái “chân bản thể” của vạn vật và những thuộc tính của chúng, mà ta sẽ dùng những qui ước, ngôn ngữ, và logic của thế giới thường tình. Ngược lại, Ngài Nguyệt Xứng lập luận, ta có thể sử dụng những phân tích về chân bản thể của vạn vật để phủ nhận những định đề siêu hình của một số môn phái triết học, như là ý niệm vềĐấng Tạo Hóa, hay linh hồn vĩnh cửu, bởi vì những ý niệm này được đặt ra dựa trên nền tảng của một sự suy luận về bản chất tối hậu của vạn vật.
Trên cơ bản, hai Ngài Long Thọ và Nguyệt Xứng nói thế
này: khi ta chỉ nói đến thế giới kinh nghiệm [tức trên phương diện tục đế], miễn là ta không gán cho vạn vật một sự tồn tại biệt lập trên cơ sở tự tánh, thì những khái niệm về duyên sinh,
48 Nguyệt Xứng: 月稱, Candrakīrti, sống vào thế kỉ thứ VII, được xem là luận sư lỗi lạc nhất thuộc phái Trung Luận 中論, sau Long Thọ luận sư lỗi lạc nhất thuộc phái Trung Luận 中論, sau Long Thọ
ngã (cái tôi), phân biệt, và luận lí vẫn luôn đứng vững. Nhưng giá trị của những nguyên lí này bị giới hạn trong khuôn khổ
tương đối của tục đế. Nếu ta gán những ý niệm như ngã, hiện hữu, và duyên sinh cho những thực thể hiện hữu khách quan, biệt lập, thì ta đã vượt quá giới hạn của logic, ngôn ngữ, và qui
ước. Ta không cần phải chứng minh sự tồn tại khách quan biệt lập của vạn vật, bởi vì ta có thể gán cho các sự vật và sự kiện không những được sử dụng hằng ngày mà còn hàm chứa một căn bản vững chắc về đạo đức và đời sống tâm linh một thực tính vững chắc, không vô căn cứ (non-arbitrary). Thế giới, theo triết lí của tánh không, được cấu thành bởi một mạng lưới của những hiện tượng tương duyên và tương tác, trong đó những cái nhân duyên sinh tạo ra những cái quả duyên sinh theo những định luật nhân-quả duyên sinh, vì thế những gì chúng ta nghĩ và làm trong cuộc sống hằng ngày của riêng ta có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến tất cả mọi người và vật xung quanh ta, mà ta không thể tách rời khỏi.
Tri thức giới hạn của con người đang được đặt trước một thử thách gay go, sau khi nền triết học Phật giáo và vật lí hiện
đại phơi bày tính mâu thuẫn của thực tại. Cốt lõi của vấn đề
nằm ở bình diện tri thức luận: làm thế nào ta có thể nhận thức và lãnh hội thực tại một cách mạch lạc, chặt chẽ? Các triết gia Phật giáo vềtánh không không những đã xây dựng cả một nền tảng của sự hiểu biết về thế giới bằng cách từ bỏ cách nhìn vạn vật như là những thực thể có tự tánh và khách quan — một sự
cám dỗ có thâm căn cốđế — mà họ còn đem tuệ giác của mình vào trong từng giây phút của cuộc sống thường ngày. Giải pháp của Phật giáo đối với vấn đề có vẻ như là thuộc về tri thức luận
đó dựa trên khái niệm nhị đế [tục đế và chân đế]. Vật lí học cũng cần phải đề ra một tri thức luận nhằm nối một nhịp cầu chung cho sự khác biệt trong cái nhìn về thực tại giữa hai ngành vật lí học cổđiển và vật lí học hiện đại, tức cơ học lượng tử, cũng như đối với các sự vật và sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Còn cái khái niệm nhịđế trong vật lí học, mặt mũi của nó ra sao, tôi thực tình không biết. Gốc rễ của vấn đề
triết học do tiếng chuông của cơ học lượng tử gióng lên, làm thức tỉnh địa hạt vật lí học nói chung, là: liệu cái ý niệm về
thực tại, được xác định bởi một tập hợp của thực thể có tự tánh, có đứng vững được hay không? Triết học về tánh không của Phật giáo đã mang lại cho con người một mô hình chặt chẽ để
lãnh hội thực tại: mô hình phi tự tánh49 (non-essentialist model). Còn điều này đem lại những lợi lạc gì, thì chỉ có thời gian mới trả lời được.